Bệnh Khò Khè Ở Gà: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Bệnh khò khè ở gà là vấn đề khiến các chủ nuôi gà lo lắng, dù cách điều trị không hề khó khăn. Hôm nay hãy cùng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị, cũng như cách phòng chống bệnh khò khè ở gà nhé.

Bệnh khò khè ở gà là gì

Bệnh khò khè là một căn bệnh không hiếm gặp ở gà, có nhiều cách điều trị nhưng nếu để mặc thì có thể gây tử vong. Gà sẽ bị khò khè khi thời tiết trở lạnh hoặc đối với gà chọi thì có thể bị lây nhiễm sau các trận đấu.

Căn bệnh này xảy ra ở tất cả các loài gà và tiến triển rất nhanh chóng, nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ lây lan và gây tử vong hàng loạt.

Đối với gà nuôi thịt công nghiệp, bệnh có thể xảy ra khi gà đạt 1 đến 2 tháng tuổi. Sau khi nhiễm bệnh, gà sẽ bị khò khè và có các triệu chứng như đi ngoài phân xanh – trắng, kén ăn, bị chảy nước mũi và đi đứng ủ rũ…

Bệnh khò khè ở gà
Ảnh minh họa: Bệnh khò khè ở gà có thể gây tử vong.

Đối với gà nuôi lấy trứng, bệnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh hoặc khi thay đổi chuồng đột ngột mà không khử khuẩn kỹ. Nếu gà đẻ bị mắc bệnh, triệu chứng cũng tương tự như gà nuôi thịt, kèm theo khả năng đẻ và ấp trứng suy giảm.

Nên xem:  Gà mái Đông Tảo: Cách Chọn Loại & Nuôi “Chuẩn” Kỹ Thuật

Nguyên nhân gà bị khò khè

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khò khè cho gà nhưng chủ yếu đến từ vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium. Vi khuẩn này phát triển nhanh khi thời tiết trở lạnh hoặc khi không đảm bảo quy trình vệ sinh khi chuyển chuồng.

Vi khuẩn phát triển nhanh trong môi trường không vệ sinh vì chúng chỉ tồn tại từ 1 đến 3 ngày. Tuy nhiên, nếu gà bị lạnh, chảy mũi, vi khuẩn trong dịch nhầy có thể tồn tại đến 5 ngày.

Đặc biệt, vi khuẩn Mycoplasma Galliseptium có thể tồn tại trong lòng đỏ trứng gà đến 18 ngày. Vì vậy, nếu gà mái đẻ bị bệnh và nhiễm trùng, rất dễ gây bệnh cho đàn gà con.

Bệnh có thể lây qua môi trường chung khi gà dùng chung máng ăn và máng uống. Do đó, cần phát hiện sớm các triệu chứng để điều trị và cách ly những con gà bệnh kịp thời.

Xem thêm:

Các loại thuốc điều trị bệnh khò khè ở gà

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị bệnh khò khè ở gà, hãy cùng tìm hiểu một số cách điều trị.

Trị bằng cách dân gian

Một cách dân gian mà các chủ trại gà thường áp dụng với đàn nhỏ là sử dụng tỏi. Trong tỏi có những chất kháng sinh tự nhiên phù hợp cho gà và có thể trị được các căn bệnh hen và xổ mũi khác.

Nên xem:  Nuôi Gà Bằng Đệm Lót Sinh Học: Phương Pháp Hiệu Quả & Chi Tiết

Cách thực hiện đơn giản, bạn có thể đập dập một nhánh tỏi và nhét thẳng vào miệng gà để chúng nuốt. Nếu gà không chịu, bạn có thể pha nước và dùng xi lanh bơm. Nếu có mật ong, bạn có thể ngâm tỏi với mật ong và dùng hai lần mỗi ngày cho đến khi gà khỏi bệnh.

Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo thành công cao và chỉ phù hợp với trại gà nhỏ. Nếu đàn gà lớn bị bệnh đồng loạt, nên sử dụng thuốc tây để điều trị.

Trị bằng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh khò khè ở gà rất hiệu quả. Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến cho gà là Corymax-pharm, D.T.C Vit hoặc CRD-Pharm. Sử dụng loại thuốc phù hợp với mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Bạn có thể trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn lỏng cho gà và thực hiện đều đặn trong 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, trước khi gà xuất chuồng 30 ngày, không nên sử dụng thuốc kháng sinh.

Có nhiều cách điều trị bệnh khò khè ở gà
Ảnh minh họa: Có nhiều cách điều trị bệnh khò khè ở gà.

Trị bằng thuốc hen đỏ Thái

Thái Lan nổi tiếng với bộ môn gà chọi, và họ có loại thuốc hen đỏ trị bệnh khò khè ở gà rất hiệu quả. Nếu chú gà chọi yêu quý của bạn bị khò khè, đờm và khó thở, có thể tìm mua thuốc hen đỏ để điều trị.

Nên xem:  Cách Nhận Biết Vảy Gà Chọi Đá Chất Lượng Theo "Kinh Nghiệm Lâu Năm"

Cách phòng chống bệnh khò khè ở gà

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt với những bệnh có thể lây truyền trong đàn gà. Dưới đây là một số cách đơn giản để phòng chống bệnh khò khè ở gà:

  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho gà trước khi nhập chuồng, đồng thời cách ly những con gà mới có triệu chứng từ đầu.
  • Trước khi nhập đàn gà mới, thu gom lông gà đem tiêu hủy và khử khuẩn toàn bộ chuồng, để trống chuồng 3 đến 4 tuần.
  • Giữ vệ sinh chuồng trại, không để xuất hiện tình trạng ẩm mốc. Chú ý mở đóng cửa sổ vào các mùa phù hợp để đảm bảo nhiệt độ tốt nhất.
  • Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ dưỡng chất như protein, chất xơ. Kết hợp thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi để tăng cường sức đề kháng.
  • Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời gà bị bệnh và tiến hành cách ly để ngăn bệnh lây lan.

Giữ vệ sinh chuồng trại là cách để phòng bệnh
Ảnh minh họa: Giữ vệ sinh chuồng trại là cách để phòng bệnh.

Đó là những thông tin về căn bệnh khò khè ở gà và cách điều trị, phòng tránh mà tôi muốn chia sẻ. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy lưu lại và chia sẻ với bạn bè!


Chịu trách nhiệm chỉnh sửa bài viết: gcaeco.vn

Đước đăng bởi nbsp;"Chợ trực tuyến" Nông nghiệp, Thực phẩm và Thủy hải sản sạch uy tín Việt Nam - Gcaeco.vn trong chuyên mục Thú Cưng,Gà chọi

Bài viết liên quan