Chòe đốm là một loài chim rừng với giọng hót nhẹ nhàng, du dương cùng những giai điệu lôi cuốn, chòe đốm ngày nay được yêu thích bởi các bạn trẻ. Đây không còn là loài chim xa lạ trong thời gian gần đây. Cách chăm sóc, huấn luyện chòe đốm thế nào để có được chú chim có sức khoẻ tốt cùng giọng hót thánh thót. Cùng khám phá về loài chim này trong bài viết dưới đây nhé.
Chòe đốm là chim gì?
Chòe đốm có tên khoa học là Copsychus Saularis là một loài chim nhỏ thuộc họ đớp ruồi cựu thế giới. Đây là một giống chim rừng hiền lành và thích khí hậu ấm áp. Đây là loài chim có ích cho nhà vườn, hót hay nên được ưa chuộng để làm vật nuôi trong nhà.
Chòe đốm phân bố ở các vùng nhiệt đới thuộc Nam và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, chúng thường được tìm thấy ở vùng Nam và Tây Nam Bộ. Ở miền Bắc, chúng thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè khi thời tiết ấm áp. Khi mùa đông đến, chúng sẽ di cư về miền Nam để tránh rét.
Đặc điểm của chòe đốm
Chòe đốm là một loài chim nhỏ với ngoại hình và tính cách hài hoà, hiền lành.
Đặc điểm hình dáng
Chòe đốm khá nhỏ, có chiều dài từ đỉnh đầu đến cuối đuôi chỉ khoảng 19cm. Chúng có vẻ ngoài tương đối giống với chích chòe Châu Âu nhưng nhỏ và dài hơn một chút.
Chòe đốm trống và mái có ngoại hình khác nhau. Con trống thì trên lưng sẽ có phần lông màu đen, còn phần đầu, cổ ngoài và vai thì có một mảng trắng. Các phần dưới và đuôi dài cũng có màu trắng. Chim mái sẽ có những khoảng lông màu xám đen và xám trắng. Chim non có những mảng lông màu nâu xếp lại trông như vảy trên lưng và đầu.
Ngoài những chòe đốm có lông màu đen-trắng, xám-trắng thì cũng có những chú chòe đốm mang lông độc chỉ một màu trắng hoặc đen tuyền. Tuy nhiên, những chú chim như vậy khá hiếm gặp.
Tính cách của chòe đốm
Chòe đốm trong tự nhiên là loài chim hiền lành và rất có ích cho nhà vườn. Chúng ăn các loại sâu bọ gây hại mà không gây tổn hại đến cây trồng. Với những chú chim nuôi, nếu được bắt nuôi từ nhỏ, chúng khá dạn dày và có giọng hót lôi cuốn.
Chim chòe đốm còn có một đặc điểm thú vị trong tính cách, đó chính là chúng không bao giờ đậu ở những cành cây thấp. Mỗi khi chòe đốm đậu, chúng luôn chọn những cành cao nhất trên cây trong khoảng thời gian dài để phô diễn giọng hót của mình.
Tập tính sinh sản của chòe đốm
Mùa sinh sản của chòe đốm diễn ra vào những ngày cuối xuân và đầu hạ ấm áp. Tháng 3 và tháng 4 am lịch hàng năm, chim bước vào mùa sinh sản và đến tháng 9 và tháng 10 thì mùa sinh sản kết thúc.
Chòe đốm là loài chim thích sống đơn độc. Chúng tản mạn mỗi con mỗi phương và chỉ khi đến mùa sinh sản chúng mới bắt đầu tìm bạn đời để xây tổ.
Mỗi cặp chim trống mái khoẻ mạnh, mập mạp, bắt đầu đi tìm nơi vắng vẻ để xây tổ. Một cặp chim đốm có thể sinh từ 2 – 4 lứa trong mỗi mùa sinh sản. Những cặp chòe đốm để sớm thì ngưng sớm, đẻ muộn hơn thì phải đến những ngày của tháng 10 mới kết thúc mùa sinh sản.
Mỗi lứa chòe đốm đẻ thường có 3 – 6 quả trứng và trứng ấp trong khoảng 16 ngày rồi mới nở thành chim con. Trong tuần đầu sau khi đẻ, chim mẹ chỉ nằm yên trong tổ để ấp trứng, chim bố sẽ kiếm mồi và tiếp tế cho mẹ và con. Chim mẹ nhận mồi từ chim bố rồi mới mớm cho chim con.
Sau tuần đầu, khi chim con đã cứng cáp và háu ăn hơn, chúng có thể tự ủ ấm cho nhau để chim bố mẹ đi kiếm mồi. Chúng bay từ sáng đến tối nhiều vòng, đi về để kiếm đủ thức ăn cho đàn con.
Khi đạt khoảng 25 ngày tuổi, chim con đã đủ lông, đủ cánh và có thể tập bay. Chim bố mẹ sẽ hướng dẫn đàn con của mình chuyền cành cho đến khi chúng thành thạo, rồi quay trở lại tổ và bắt đầu đẻ lứa trứng tiếp theo. Chim con lớn vẫn được chim bố kè bên cạnh để hỗ trợ. Khi chúng đã thực sự cứng cáp, chúng sẽ tách ra sống độc lập.
Mùa thay lông của chòe đốm
Ngay sau mùa sinh sản là mùa chòe đốm thay lông. Do phải đẻ và chăm sóc nhiều lứa con trong những ngày hè ấm, khi mùa này kết thúc, chim bố mẹ sẽ rụng lông và mọc lông mới. Đối với chòe đốm trong tự nhiên, chúng thường thay lông từ tháng sáu đến tháng mười hai âm lịch.
Đối với những chòe đốm nuôi, mỗi năm chúng sẽ thay lông một lần vào mùa mưa hoặc có thể muộn hơn một chút. Quá trình thay lông sẽ kéo dài khoảng 3 tháng, từ khi lông bắt đầu rụng đến khi mọc lông mới hoàn toàn.
Lông sẽ được thay từ phần đầu, sau đó xuống thân, đuôi và cánh. Các phần lông rụng trước sẽ mọc lông mới trước.
Trong mùa chòe đốm thay lông, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cung cấp đủ năng lượng cho chim. Thức ăn cần bổ sung thêm các loại sâu tươi, cào cào hoặc trứng kiến. Bạn cũng nên trùm áo lồng để chim có một môi trường yên tĩnh nhất cho việc nghỉ dưỡng. Mở áo lồng ra khoảng 3 – 5 ngày một lần để chim sưởi nắng hoặc tắm nước.
Càng được chăm sóc cẩn thận, quá trình thay áo của chim càng nhanh chóng. Lưu ý không thúc chim căng lưỡi để hót hoặc đá trong thời gian chim đang thay lông để tránh khiến chòe đốm phải thay lông lại và yếu đi rất nhiều.
Giọng hót mê ly của chòe đốm
Chòe đốm có giọng hót du dương, nhẹ nhàng mà lôi cuốn, chúng thường chọn những thời điểm yên ắng hoặc không gian yên tĩnh để hót. Đặc biệt, trong mùa sinh sản, chim trống thường hót từ 12 – 13 giờ hoặc sau 23 giờ để gọi mái.
Kinh nghiệm chăm sóc chòe đốm
Để có chòe đốm với giọng hát hay nhất và bước đá mạnh mẽ nhất, bạn cần chăm sóc chú chim một cách tỉ mẩn.
Lồng nuôi chòe đốm
Vì chòe đốm khá nhỏ, bạn không cần chọn lồng nuôi quá rộng. Lồng chỉ cần có đường kính đáy khoảng 30cm là phù hợp. Luôn giữ lồng sạch sẽ. Đổ một lượng thức ăn vừa phải vào lồng, tránh thức ăn hư mốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe chim.
Mỗi ngày cần dọn vệ sinh một lần: dọn phân chim, rửa máng thức ăn, nước uống để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho chòe đốm của bạn.
Thức ăn cho chòe đốm
Bạn có thể cho chim ăn nhiều loại thức ăn khác nhau: cám, ngô, chuối chín, cào cào, sâu, châu chấu, tôm… nhưng cần đảm bảo rằng thức ăn tươi mới.
Chòe đốm cũng thích ăn trứng kiến, dế, cào cào… Bạn có thể trộn những loại này với bột đậu phộng và trứng để chim lớn nhanh chóng. Một con chòe đốm trưởng thành có thể ăn đến 50 con cào cào mỗi ngày và sẽ khó sống nếu thiếu loại thức ăn này. Vì vậy, cần đảm bảo cung cấp đủ lượng thực phẩm cần thiết cho chim. Đồng thời cần lưu ý cung cấp đủ nước để chim có thể phát triển khoẻ mạnh, đồng bộ.
Hướng dẫn tắm cho chòe đốm
Chòe đốm cần được tắm nắng và tắm nước hợp lý. Nếu tắm nước quá lâu hoặc tắm nắng quá ít, chim của bạn sẽ dần yếu đi và trở nên ủ rũ.
Khi tắm nước, cần tắm cho chim vào khoảng 10 – 12 giờ sáng và tắm trong khu vực râm mát. Chòe đốm không thích tắm nước lắm nhưng khi chúng trưởng thành, bạn cần tập cho chúng thói quen này. Mỗi ngày, chúng cần được tắm nước một lần.
Ngoài việc tắm nước, tắm nắng cũng rất quan trọng. Tắm nắng giúp chòe đốm hấp thụ thêm vitamin D giúp hệ xương chắc khỏe. Ngoài ra, ánh nắng cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn trên lông chim và giữ cho chim luôn khỏe mạnh.
Kỹ thuật chọn mua chòe đốm
Chòe đốm thường được nuôi để thi hát và thi đá. Tùy vào mục đích của bạn mà nên chọn chòe đốm sao cho phù hợp.
Chọn chòe đốm để thi hát
Để thi hát, chú trọng vào giọng hót của chòe. Khi chọn mua, bạn cần quan sát chòe có khả năng hát tốt và siêng hót. Đặc biệt, chòe đốm có giọng hót lôi cuốn với những giai điệu bắt tai để thu hút mọi người.
Chọn chòe đốm để thi đá
Để chọn chòe đốm thi đá, bạn cần quan sát cử chỉ của chúng. Hãy chú ý đến những chú chim có điệu bộ thẳng đứng, tự tin và thích chạy nhảy trong lồng. Hãy chọn những chú chòe đốm có sức khỏe vượt trội để tham gia vào các cuộc thi đá căng thẳng.
Tuy chọn chòe đốm cho mục đích gì, bạn cần lưu ý đến sức khỏe của chim. Chọn những con có ngoại hình cân đối, nhỏ nhắn và không mắc bệnh trong người.
Các bệnh thường gặp ở chòe đốm
Chòe đốm bị ho
Chòe đốm là loài chim thích thời tiết ấm áp. Khi thời tiết thay đổi, chúng dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là bị ho. Khi đó, chú chim của bạn có thể có những triệu chứng như xù lông, khò khè, chảy nước mũi…
Để điều trị các vấn đề liên quan đến ho, bạn có thể lấy 2 tép tỏi dằm nhuyễn đem pha với nước rồi bỏ bã. Cho chim uống nước này 2 lần/ngày đều đặn cho đến khi khỏi. Trung bình sau khoảng 2 – 3 ngày, chim sẽ hồi phục hoàn toàn.
Nếu tình trạng của chim nặng, bạn có thể kết hợp cho chòe đốm uống kháng sinh để sớm cải thiện sức khỏe.
Bệnh sâu lông
Bệnh sâu lông gây khó chịu và ngứa ngáy cho chim. Khi bị sâu lông, chòe đốm có thể rỉa lông, thậm chí rỉa trụi phần lông bị nhiễm sâu.
Đây là kết quả của việc chim không được tắm nước và tắm nắng thường xuyên, dẫn đến vi khuẩn và côn trùng xâm nhập và gây tổn thương cho chim.
Chim bị sưng ngón chân
Trong quá trình bay nhảy, chòe đốm có thể bị thương và sưng ngón chân. Nếu vết sưng to, mưng mủ, có thể gây nhiễm khuẩn, phong hàn.
Khi phát hiện chim bị chấn thương, hãy đắp một chút lá náng vào vị trí sưng để điều trị vết thương. Sau khoảng 3 – 4 ngày, vết thương sẽ lành và chim có thể chạy nhảy bình thường trở lại. Cần sử dụng nước muối để sát khuẩn và loại bỏ các vi khuẩn xâm nhập vào da chim.
Chim chòe đốm giá bao nhiêu? Nơi bán uy tín
Giá của mỗi con chòe đốm sẽ tùy thuộc vào giọng hát, cử chỉ và ngoại hình. Trung bình, một chú chòe đốm có giá từ 400.000 đến 2.000.000 đồng. Trường hợp đặc biệt, nếu chòe đó là loài quý hiếm, giá có thể cao hơn tùy vào mức độ quý hiếm.
Để mua chòe đốm, bạn có thể tìm mua tại các chợ chim trên toàn quốc hoặc các chợ trực tuyến. Để đảm bảo mua chòe đốm khoẻ mạnh, bạn cần quan sát kỹ và đưa ra nhận định về sức khỏe của chim.
Lời kết
Chòe đốm là một loài chim hiền lành và thân thiện. Việc nuôi một chú chòe đốm trong nhà sẽ đem lại nhiều niềm vui. Hi vọng với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đã có đủ kiến thức về chòe đốm cũng như kỹ năng để chọn mua một chú chim khoẻ mạnh và phù hợp với nhu cầu của bạn.
Article edited by gcaeco.vn.