Gà là một loại gia cầm được nuôi chăn rất phổ biến, vì vậy, rất dễ xảy ra những vấn đề về sức khỏe, bao gồm trường hợp gà bị phồng mắt. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh này, nguyên nhân gây ra và cách điều trị nhé!
Gà bị phồng mắt do đâu
Có nhiều nguyên nhân khiến gà bị phồng mắt, nhưng có hai nguyên nhân chính.
Một là gà bị mắc bệnh và triệu chứng là mắt bị phồng phù. Có nhiều căn bệnh gây phồng mắt ở gà, như Coryza, CRD hoặc APV…
Hai là gà bị phồng mắt do môi trường ô nhiễm, có thể do ẩm ướt gây mầm vi khuẩn, khiến gà bị viêm mắt.
Cách phân biệt hai nguyên nhân trên là kiểm tra kĩ các triệu chứng khác của đàn gà. Nếu chỉ có triệu chứng phồng mắt nhưng gà vẫn khỏe mạnh, không ủ rũ hay vẫn ăn uống bình thường, có thể nguyên nhân nằm ở vấn đề vệ sinh chuồng trại chưa tốt.
Tuy nhiên, nếu gà bị phồng mắt kèm theo những dấu hiệu khác như tiêu chảy, ủ rũ, nghiêng cổ, sợ ánh sáng, sốt, xù lông… thì có thể gà đang mang bệnh, và tùy vào bệnh mà sẽ kèm theo các triệu chứng đặc thù khác.
Ảnh do gcaeco.vn cung cấp
Bị phồng mắt có nguy hiểm không
Câu trả lời là bệnh phồng mắt thường không gây tử vong nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, do gà chung sống trong môi trường bầy đàn nên rất dễ lây lan bệnh, nếu chủ nuôi chủ quan thì công tác điều trị cho hàng ngàn con gà là cực kỳ khó khăn.
Các nguyên nhân gây bệnh phồng mắt ở gà thường là vi khuẩn hoặc môi trường, và các biểu hiện cũng khá rõ rệt nên bạn không cần quá lo lắng bệnh lây lan. Tuy nhiên, bệnh phồng mắt không thể tự khỏi nên cần tìm hiểu tình trạng bệnh để sử dụng loại thuốc phù hợp điều trị.
Các giai đoạn bệnh
Hầu hết các bệnh ở gia cầm có triệu chứng tương đối giống nhau, nhưng sẽ dần tiến triển nặng hơn qua thời gian.
Giai đoạn nhẹ: nếu gà chỉ mới ở giai đoạn đầu của bệnh, mắt gà sẽ chỉ bị phồng ở một bên và có thể dễ dàng điều trị. Thuốc điều trị thường dùng là: Bio – Spiracol, Tylanfort đồng thời nếu gà có triệu chứng mất nước do tiêu chảy, có thể bổ sung các chất điện giải.
Giai đoạn nặng: bệnh sẽ tiến triển nặng hơn khiến gà bị phồng cả hai mắt, mắt tiết nhiều dịch nhầy hoặc mủ, khiến gà không thể mở mắt to cũng như ngày càng ủ rũ, chán ăn. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn này, bạn cần tăng cường liều lượng thuốc cũng như bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin để gà có sức đề kháng.
Xem thêm:
Các loại bệnh khiến gà bị phồng mắt
Có nhiều loại bệnh, nguyên nhân khiến gà bị phồng mắt, nhưng chỉ có 5 tác nhân chính.
1. Vi khuẩn Chlamydia
Dấu hiệu: mắt gà vừa bị phồng vừa có dịch nhầy, thường mờ mờ và chảy nước mắt.
Bệnh sẽ tiến triển từ giai đoạn mắt đau khiến gà mờ mờ, quan sát trong mắt có dịch nhầy chuyển sang giai đoạn mắt phồng phù, mủ nhầy. Vi khuẩn này lây nhiễm bằng cách tiếp xúc trực tiếp, nên đàn gà có thể dễ mắc bệnh nếu khâu vận chuyển và nhập chuồng không được vệ sinh.
Nếu gà bị phồng mắt do vi khuẩn Chlamydia, bạn có thể chữa trị bằng cách:
- Khi chất độn chuồng bị ẩm lâu ngày sẽ tạo thành tổ vi khuẩn Chlamydia, bước đầu tiên bạn cần làm mới chất độn chuồng và khử khuẩn sạch sẽ.
- Cho gà uống thuốc Oxytetracylin và Kanamycin liều lượng 1 liều/ngày trong 7 ngày liên tục.
- Trong 3 đến 5 ngày tới, bổ sung cho gà vitamin tổng hợp và gluco C.
- Trong vòng 1 tháng, đều đặn trộn vào thức ăn gà các loại vitamin ADE, Premix và Bcomplex.
Ảnh do gcaeco.vn cung cấp
2. Bệnh Coryza ở gà
Bệnh Coryza không chỉ khiến gà bị phồng mắt mà còn kèm theo phù đầu và có thể kèm thêm triệu chứng viêm kết mạc, hắt hơi, tiêu chảy nhẹ, tỉ lệ đẻ trứng giảm. Bệnh này còn có tên gọi khác là viêm xoang truyền nhiễm và có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Haemophilus paragalinarum.
Bệnh thường gặp ở những quốc gia có thời tiết khí hậu ẩm ướt, nhưng may mắn bệnh Coryza có tỉ lệ tử vong tương đối thấp không đến 5%. Tuy nhiên, nếu để bệnh tự phát triển không điều trị trong thời gian dài, tình trạng có thể trở nặng.
Một số loại thuốc điều trị bệnh Coryza được khuyên dùng:
- Gentatylo
- Tylosin
- Tiamulin
- Tilmycosin
- Doxy 50 hoặc Doxy 75
Cho gà sử dụng theo đúng liều lượng ghi trong bao bì. Nếu được, bạn có thể bổ sung thêm Gentamycin để nhỏ mắt cho gà liên tục 2 lần mỗi ngày. Nếu điều trị đúng phác đồ, gà sẽ khỏi bệnh trong 3-5 ngày.
3. Viêm đường hô hấp CRD
Nếu đối tượng bị phồng mắt là gà con, có thể chúng đã nhiễm bệnh viêm đường hô hấp CRD. Bệnh này có thể điều trị nếu bạn phát hiện sớm và sử dụng thuốc đúng liều lượng.
Thuốc thường dùng để điều trị CRD là Florfenicol kèm Oxytetracylin, hoặc nếu không có, thay thế bằng Doxycyclin nhưng chỉ dùng ½ liều vì hoạt chất của Doxycyclin mạnh hơn khá nhiều.
4. Do giun sán
Ngoài ba nguyên nhân chính là chuồng trại, viêm hô hấp và coryza, gà cũng có thể bị phồng mắt nếu nhiễm giun sán. Giun sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa trước tiên, nhưng sẽ dần tiến triển lên phần đầu khiến gà bị phồng mắt.
Giun sán chiếm cứ hệ tiêu hóa và ngăn gà hấp thụ các chất dinh dưỡng, khiến chúng ngày càng yếu đuối và giảm sức đề kháng.
Nếu xác định gà bị nhiễm giun, bạn chỉ cần mua thuốc tẩy giun chuyên dụng ngoài tiệm thú y và nhỏ mắt cho gà bằng Gentamycin đều đặn 2 lần một ngày.
5. Do tác nhân bên ngoài
Nếu may mắn, gà chỉ bị phồng mắt do dị vật bên ngoài rơi vào mắt, khiến chúng phải tiết nước mắt để rửa trôi. Trường hợp này thường xảy ra ở gà chọi sau một trận đấu ác liệt.
Một nguyên nhân khác là do các khí độc trong môi trường như H2S và CO2. Các khí này khiến mắt gà bị dị ứng và phồng phù. Nếu loại bỏ nguồn sinh khí độc thành công, gà sẽ tự khỏi.
Cách phòng chống bệnh phồng mắt
Gà bị phồng mắt thường do hai nguyên nhân chính là chuồng trại ẩm mốc và các loại vi khuẩn, vì vậy, công tác phòng bệnh sẽ nhắm vào hai vấn đề trên.
Chuồng trại gà thường có mật độ cao, ít nhất 5-10 con/m2, nên chỉ cần mắc bệnh truyền nhiễm thì tỉ lệ lây lan là rất cao và nhanh chóng. Các loại vi khuẩn cũng phát triển tốt trong môi trường ẩm thấp, nên bạn cần thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn định kỳ.
Chất độn chuồng sẽ trở thành tổ vi khuẩn nếu bạn chủ quan không thay mới định kỳ, bên cạnh đó, các máng ăn, máng uống của đàn cũng cần được làm sạch thường xuyên.
Khi bắt đầu nhập đàn mới, bạn cần thu gom toàn bộ lông gà cũ và tiêu hủy, để chuồng “nghỉ” trong 3-4 tuần.
Công tác nhập đàn mới cũng cần chú trọng kỹ lưỡng, loại bỏ ngay những con non có dấu hiệu nhiễm bệnh. Khi nhập đàn mới, lưu ý tiêm vaccine phòng chống bệnh đầy đủ.
Ảnh do gcaeco.vn cung cấp
Gà bị mắc bệnh cũng có thể do sức đề kháng yếu, bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn hàng ngày của gà. Thức ăn tươi sẽ cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và protein hơn thức ăn công nghiệp.
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin, nguyên nhân khiến gà bị phồng mắt. Hi vọng bạn đã tìm được thông tin hữu ích và đừng ngần ngại ghé thăm gcaeco.vn để xem thêm nhiều bài viết khác nhé.